Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

21/7/13

BẤT BIẾN & VẠN BIẾN

 Hồ Như Hiển

1. Bài toán quen thuộc trong chương trình Toán phổ thông: “Cho hàm số: y = mx + 4, m là tham số. Tìm điểm cố định mà đồ thị hàm số luôn đi qua với mọi giá trị của m”.

Rõ ràng, khi m thay đổi thì hàm số thay đổi. Hàm số thay đổi thì đồ thị của nó cũng thay đổi. Nhưng dù đồ thị có xoay ngang xoay dọc, nằm ngang nằm ngửa như thế nào thì chúng đều phải đi qua điểm cố định A(0; 4) (vì 4 = m.0 + 4 luôn đúng với bất kể giá trị nào của m).

Trong bài toán này, có hai đối tượng, một đối tượng thay đổi là đồ thị hàm số và một đối tượng không thay đổi là điểm A(0; 4). Điểm A(0; 4) gọi là điểm cố định (điểm bất biến) của đồ thị hàm số.

Trên đây chỉ là một trong vô số ví dụ về cái bất biến và cái vạn biến trong Toán học.


2. Với người đàn ông chung thủy, vợ là bất biến, bồ là vạn biến. Với người đàn ông có trách nhiệm, lương đưa cho vợ là đại lượng bất biến, quỹ đen là đại lượng vạn biến…

3/7/13

CHUYỆN CHỮ NGHĨA

Hồ Như Hiển
Đầu các buổi họp, người làm công tác tổ chức thường làm công tác điểm danh. Một hai năm trở lại đây, trong ngành mình, chẳng hiểu tại sao họ lại dùng từ “kiểm danh” hoặc “kiểm diện” thay cho từ “điểm danh” quen thuộc. Về ngữ nghĩa, mình thấy không có gì khác nhau giữa ba từ đó. Nhưng về mặt âm điệu, từ “kiểm danh”, “kiểm diện” đọc lên nghe cứ thấy xủng xoảng, trúc trắc trục trặc, gợi cho người nghe cảm giác khó chịu… Nó không thuận tai như từ “điểm danh”.

VIỆT NAM YÊU DẤU